Banner TOP 1

Những Ảnh Hưởng Của Triết Lý Nhà Phật Trong Kinh Doanh

Mới nhất
khám phá tuyệt phẩm cty mix's thiết kế phòng ăn
BẠC ĐẠN NSK GIÁ TẬN GỐC CHÍNH HÃNG

Đức Phật biết rằng, nếu thường xuyên túng quẫn, con người ta dễ bị sa vào những phương thức mưu sinh bất chính. Ngài cũng chỉ ra những tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp bóc, bạo hành... bắt nguồn từ bế tắc trong mưu sinh hoặc quá túng quẫn. Nói tóm lại, sự cường thịnh của quốc gia, sự sung túc của người dân cũng là điều mong mỏi, quan tâm của Đức Phật.

Không chỉ ủng hộ phương thức mưu sinh bằng kinh doanh, Ngài còn chỉ rõ 3 yếu tố để thành công trong kinh doanh là: Có mắt; Khéo phấn đấu; và Xây dựng được cơ bản. Có mắt là thương nhân phải biết rõ giá trị sản phẩm mà mình buôn bán: Ở đâu cần sản phẩm này? Mua ở thời điểm nào, bán ở đâu và thời điểm nào để có lợi nhuận cao nhất? Mua rồi bán ngay hay dự trữ đến thời điểm nào mới bán? Ngày nay ta thường gọi là tầm nhìn, hay chiến lược kinh doanh. Trong chu trình vận chuyển của sản phẩm có lúc thuận, có lúc nghịch, người thương nhân khéo vận hành, xoay sở linh hoạt ngay cả trong chu trình nghịch (như vào đúng vụ mà hàng vẫn ít, giá vẫn cao) thì gọi là Khéo phấn đấu. Cuối cùng, Xây dựng được cơ bản là thương nhân phải tích lũy vốn dồi dào và xây dựng được niềm tin với khách hàng cũng như bạn hàng.

Đôi Nét Về Đặc Trưng Kinh Doanh Theo Triết Lý Phật Pháp

Kinh doanh là nghề đối đầu với nhiều thách thức, nhiều áp lực và luôn khiến con người phải đưa ra những lựa chọn khó khăn giữa các lợi ích.Trong cuộc chiến thương trường khắc nghiệt, không ít doanh nghiệp chỉ nghĩ đến tìm mọi cách thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt, bỏ qua khía cạnh đạo đức, đánh mất lương tâm nghề nghiệp, bất chấp lợi ích xã hội và tổn hại môi trường. Đặc biệt, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất hàng hóa kém chất lượng, sử dụng các chất phụ gia, các hóa chất độc hại gây bệnh ung thư trong các loại thực phẩm… Điều này đã khiến người tiêu dùng lo lắng, bất an, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, chất lượng giống nòi và cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của nền kinh tế, đến người kinh doanh chân chính.

Theo đạo Phật, nghề nghiệp của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và suy nghĩ của người đó. Vì vậy, Đức Phật đã liệt kê năm công việc mà con người nên tránh làm để giữ lương tri:1) Buôn bán rượu và các chất kích thích; 2) Giết hại động vật để buôn bán; 3) Buôn bán các chất độc hay có hại; 4) Buôn bán sinh vật sống (bao gồm cả con người) và 5) Buôn bán vũ khí.

Trong bối cảnh đó, khái niệm kinh doanh theo triết lý Phật pháp đang ngày càng được chấp nhận và lan tỏa, giúp các nhà kinh doanh hài hòa yếu tố cạnh tranh thị trường TBCN, với sự bền vững, hòa thuận giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Chuyên gia nghiên cứu kinh tế học Phật pháp người Nhật Bản, Shinichi Inoue, trong cuốn sách “Putting Buddhism to work: A new approach to management and bussiness” phát hành năm 1997 của mình, đã mô tả mô hình kinh tế học Phật pháp với ba đặc tính cơ bản sau:

1. Là nền kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng liên quan; 2. Là nền kinh tế dựa trên những nguyên tắc về lòng bao dung và hòa hợp; 3. Là nền kinh tế cho phép bảo vệ Trái Đất theo cách bền vững.

Người theo Đạo Phật chủ yếu quan tâm đến siêu thoát, song không đối nghịch với người theo chủ nghĩa vật chất. Theo quan điểm “không ai giàu có nếu cố bám lấy của cải, không ai được lạc thú nếu cố tìm lạc thú”, nhà kinh tế học Phật pháp sẽ coi tiêu dùng là phương tiện cho hạnh phúc con người, nên mục tiêu là phải đạt hạnh phúc cao nhất bằng cách tiêu dùng ít nhất. Lúc này hàng hóa tạo ra phải đạt giá trị sử dụng cao nhất, song lại tốn ít chi phí tạo ra nhất, giúp để dành nguồn lực cho sáng tạo. Ví dụ, khi sản xuất hàng hóa, việc các nhà sản xuất cố tình tạo ra các sản phẩm có vòng đời ngắn hơn, dễ hỏng hóc hơn để rút ngắn chu kỳ kinh doanh và kiếm thêm lợi ích cho mình từ dịch vụ sửa chữa sản phẩm là một sự lãng phí và dã man đối với người tiêu dùng.

 

Theo nhà kinh tế học Phật pháp E.F Schumancher, mối quan hệ giữa người chủ lao động và người lao động, dưới góc độ nhà kinh tế học thông thường, mang xu hướng đối nghịch nhau. Đối với chủ lao động, lao động đơn giản chỉ là một hạng mục chi phí cần giảm đến mức tối thiểu, nếu không áp dụng được tự động hóa, thì cũng cần tận dụng (hay bóc lột) người lao động ở mức tối đa có thể. Còn đối với người lao động, lao động là công việc “vô bổ”, hi sinh thời gian và sự thoải mái của bản thân để đổi lấy tiền công. Vì vậy, lý tưởng của người chủ là làm sao có sản phẩm, mà không cần người làm thuê; còn lý tưởng của người làm thuê là có thu nhập, mà mình không bị người khác bóc lột. Tất nhiên là với quan điểm này, mâu thuẫn sẽ luôn tồn tại và dễ bị đẩy đi xa. Còn theo quan điểm Phật pháp, chức năng lao động có ít nhất ba mặt: Tạo cho con người cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình; giúp con người khiêm nhường và hợp tác với nhau; sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Lao động là phương tiện xoay quanh trung tâm là con người, khiến con người vừa có niềm vui của lao động, vừa có hạnh phúc khi nhàn rỗi. Đối với Phật pháp, có 2 kiểu cơ giới hóa cần phân biệt: kiểu giúp phát triển tay nghề và quyền năng con người, hoặc biến con người làm nô lệ phục vụ máy móc. Phật pháp cũng không hướng đến lý tưởng tăng mãi các ham muốn, mà hướng đến việc làm con người trở nên thuần khiết, trong sáng. Như vậy, kinh tế học Phật pháp giúp hài hòa quyền lợi và nguyện vọng của tất cả các chủ thể trong kinh doanh, hướng con người đến lối sống tích cực, giàu ý nghĩa.

Tóm lại, có thể mô tả đặc trưng cơ bản của kinh tế học Phật pháp là mô hình kinh doanh và phát triển kinh tế chịu ảnh hưởng của một số đạo lý và thuyết pháp của Phật giáo, lấy hạnh phúc con người và hòa hợp với thiên nhiên làm mục tiêu chủ đạo. Một số doanh nhân nổi tiếng lựa chọn triết lý kinh doanh Phật pháp cho bản thân, như: Tiến sĩ Kazuo Inamori – Nhà sáng lập và giám đốc của Japan Airlines, tỷ phú Kith Meng của Campuchia, nguyên thủ tướng Thaksin Shinawatra của Thái Lan, chính trị gia Padma Jyoti của Nepal, Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee...

Điển Hình Việt Nam Kinh Doanh Theo Triết Lý Phật Pháp Của Chủ Tịch Tôn Hoa Sen

Bên cạnh tinh thần làm việc hết mình và không nản chí trước mọi khó khăn, ông Lê Phước Vũ (Chủ tịch Tôn Hoa Sen) đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ: "Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người".

Ông Vũ cho hay, ông bắt đầu tìm hiểu đạo Phật sau những biến cố trong cuộc đời. Ông khởi tâm đi tìm bản chất thật của đời sống hiện tại, cũng như bản chất của những cảnh giới khác tương tác vào đời sống con người.

Sau một thời gian khá dài tìm hiểu Phật pháp, ông đã có một cái nhìn tỏa ngộ từ các trạng thái tâm thức và sự chuyển hóa tâm thức. Biến chuyển lớn nhất từ khi theo đạo Phật của ông Vũ chính là sự thay đổi hoàn toàn về lối sống tâm linh, về nhận thức, suy nghĩ và cách hành động như thế nào cho phù hợp.

Triết lý đạo Phật có ảnh hưởng lớn đến đường lối kinh doanh của Hoa Sen. Có hai tính cách đối lập trong con người ông, đó là sự khát khao mãnh liệt của một nhà kinh doanh và đức điềm tĩnh của một nhà sư. Phương châm kinh doanh của Chủ tịch Lê Phước Vũ là làm ăn chân chính, tạo công ăn việc làm chính đáng cho người lao động, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.

 

Trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh, ông luôn nhất quán với nguyên tắc kinh doanh trung thực của nhà Phật, phát triển Hoa Sen dựa trên 3 nền tảng giá trị cốt lõi: Trung thực – Cộng đồng – Phát triển.

Ông khẳng định, nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Ở Hoa Sen, tính trung thực và tính cộng đồng là hai tiêu chí được đặt lên hàng đầu và trở thành nét văn hóa của công ty.

“Do hệ quả của thời kỳ bao cấp để lại, ngoài thu nhập chính thống nhiều vị cũng kiếm thêm, riết thành quen, nên khi bắt tay xây dựng một văn hóa mới, nhận thức mới cho người lao động cực kỳ khó. Nhưng chúng tôi nhất quyết không có chuyện huê hồng, không chấm mút hành, tiêu, tỏi, mắm. Có lòng trung thực mới có sự tin cậy. Có tin cậy mới xây dựng cuộc sống tốt hơn”, ông chia sẻ.

Đứng mũi chịu sào trước doanh nghiệp quy mô hàng ngàn người, ông Vũ kể có dạo nguyên một tuần ông gần như không ngủ. “Trên cương vị người đứng đầu doanh nghiệp, mối quan tâm đầu tiên phải là công ăn việc làm, cuộc sống của hàng ngàn nhân viên và đằng sau đó là hàng ngàn gia đình. Nhu cầu cuộc sống phải được nâng lên và đó là điều chính đáng”, ông nói.

Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, để giữ vững hoạt động kinh doanh, theo ông Vũ: “Kinh doanh là bài toán dòng tiền. Quản lý dòng tiền tốt phải quản lý từ khâu bán hàng, đó là hệ thống phân phối và thương hiệu. Ta không đua được với thương hiệu lớn về chi phí tiếp thị nên phải bắt đầu từ việc nhỏ nhất, gần gũi khách hàng qua hệ thống bán lẻ.

Sau đó mới đầu tư thương hiệu, nhà máy với công nghệ cao dần, hoàn thiện chất lượng liên tục với chi phí thấp nhất. Và sau khi ổn định thị trường nội địa, chúng tôi vươn ra xuất khẩu. Đến giờ tôi có thể khẳng định, tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành tôn ở Việt Nam và có vị thế ngày càng mạnh trên thị trường khu vực”.

Khi được hỏi về sự khác biệt giữa một doanh nhân bình thường và một doanh nhân là phật tử, ông Vũ chia sẻ: “Phật tử là một doanh nhân ngược lại thì điều đầu tiên phải tin sự vô nhân quả. Phải hiểu rằng tất cả những của cải chúng ta tạo ra đều từ phước báu đã gieo trồng nhiều đời trước. Phước báu này do nhân quả đời trước chúng ta biết bố thí, cúng dường, đời nay chúng ta thành công, thuận lợi trong mọi việc làm ăn, ít gặp chướng ngại.

Quan trọng nhất khi doanh nhân là Phật tử và ngược lại là làm sao giữ được phương pháp hành trì Bát chánh đạo. Tin chắc nhân quả, nghiệp báo, luân hồi và thấy mình vì mọi người nhiều hơn để mọi người vì mình”.

Mrs Ngọc Mai

khám phá ngay bí quyết “làm sao để xây được nhà phố đẹp dinh thự sang
BẠC ĐẠN TIMKEN GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Một cửa hàng áo cưới đẹp và thu hút chắc chắn sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho cô dâu và chú rể về một đám cưới trong mơ với những bộ trang phục lộng lẫy nhất. Việc thu hút khách hàng từ việc trang trí là vô cùng quan trọng, giúp cửa hàng áo cưới của bạn có thể lôi kéo khách hàng tìm đến.

19/05/2018

Bạn ấp ủ ý định mở một cửa hàng bánh ngọt và mong muốn cung cấp những chiếc bánh ngọt do mình làm ra đến với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bạn lại chưa hình dung được các bước phải chuẩn bị để kinh doanh tiệm bánh, cũng như còn lăn tăn trong đầu để mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn.

19/05/2018

Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.

19/05/2018

Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Vậy nên bắt đầu từ đâu để sự nghiệp kinh doanh shop thời trang của bạn đi đúng hướng và có thể trở nên thành công.

19/05/2018

Hiện nay dịch covid đang hoành hành ở khắp các quốc gia nói chung và việt nam nói riêng và trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển hiện nay việc xu hướng bán hàng online ngày càng được ưa chuộng. Nhưng không phải ai bán hàng cũng hiệu quả.

Xem nhiều

Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.

Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.

“Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại”.

Kinh doanh gas là một trong số các ý tưởng kinh doanh nổi bật nhờ nhu cầu lớn của thị trường. Cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm mở đại lý gas dành cho người đang muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh ngành nghề cung cấp gas hiện nay.
 

Làm giàu về nông nghiệp là hình thức kinh doanh ít ai nghĩ đến nhưng sở hữu tiềm năng khá lớn. Bạn có thể hình dung, đất nước ta có thế mạnh lớn về nông nghiệp, là trọng tâm của các địa điểm sản xuất lúa nước, cây ăn quả trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, với khí hậu gió mùa cùng nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, các sản phẩm về nông nghiệp và dịch vụ liên quan đến nông nghiệp luôn hoạt động tốt và thu hút được sự chú ý của phần lớn các nhà đầu tư. 

thiết kế vậy ai chịu được
thiết kế vậy ai chịu được
cung cấp Bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
cung cấp Bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
u mê với mẫu phòng ngủ có 1 - 0 - 2
u mê với mẫu phòng ngủ có 1 - 0 - 2
khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Support 01
    Hỗ trợ
    Support 02
Hotline: 0919315977
Support 01
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Support 02
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.