Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.
Vậy mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn là đủ và kế hoạch kinh doanh gồm những gì....? Đặc biệt là Các lỗi (fault) thường gặp khi mở quán ăn là gì.....? Điều này sẽ được way.com.vn gải đáp và chia sẽ dưới đây.
KINH NGHIỆM MỞ QUÁN ĂN NHỎ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU KINH DOANH
Những quán ăn nhỏ thường được mở ra bởi những người mới bước vào con đường kinh doanh, vẫn còn đang trong quá trình tìm hiểu và học tập, vừa làm, vừa trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Khi vẫn chưa có kinh nghiệm cho việc làm ăn buôn bán trên thị trường, và việc kinh doanh quán ăn nhỏ là phương pháp hiệu quả để những người làm kinh doanh tích lũy kinh nghiệm có sự va chạm thực tế và biết cách giải quyết những vấn đề khó khăn có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Bởi vì phần lớn những người mới bắt đầu kinh doanh đều chưa có nhiều kinh nghiệm, cọ xát với thực tế nhiều. Vậy nên những câu hỏi đại loại như kinh doanh cần chuẩn bị những gì, hay chi phí mở quán ăn nhỏ, mở quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn và làm thế nào để mở một quán ăn nhỏ, duy trì hoạt động của quán ăn…được rất nhiều người quan tâm.
1. Chuẩn Bị Vốn
Kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn ? Theo kinh nghiệm của những người đi trước, mô hình này không cần vốn đầu tư cao và rất nhanh để thu hồi vốn và mức vốn bạn cần chuẩn bị khoảng 70 – 100 triệu. Bao gồm các khoản:
Tùy vào địa điểm mặt bằng, giá thuê trung bình cho các cửa hàng nhỏ dao động từ 5 – 10 triệu/ tháng. Nếu mặt bằng rộng rãi, có chỗ để xe sẽ có chi phí cao hơn.
Vì là mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ, nên bạn sẽ phải nhập hàng theo từng ngày. Vì thế, giá thành thực phẩm sẽ có sự biến động liên tục. Do đó, chi phí này sẽ vào khoản 1 – 3 triệu/ngày.
Với một quán nhỏ, bạn chỉ cần 2 nhân viên làm ca là có thể đáp ứng nhu cầu. Chi phí cho nhân viên từ 2 – 3 triệu/tháng/ca/người. Hoặc bạn có thể giảm bớt tiền này bằng cách cùng người thân quản lý và phục vụ.
+ Chi phí trang trí trung bình từ 2 – 3 triệu.
+ Chi phí dụng cụ, công cụ phục vụ kinh doanh
+ Bao gồm, bàn ghế, bát, chén, đĩa, nĩa… Dao động từ 10 – 30 triệu (tùy theo quy mô quán).
+ Ngoài ra, bạn cũng phải dự trù một khoản để đóng thuế và các chi phí phát sinh khác.
2. Trau Dồi Kỹ Năng Nấu Ăn, Kinh Doanh
Từ khi có ý định mở quán đến khi quán đi vào hoạt động, bạn cần phải chuẩn bị một thời gian khá dài. Toàn bộ thời gian chuẩn bị này, bạn nên dành 2/3 để đầu tư vào việc học tập và trau dồi kiến thức lẫn kỹ năng về nấu ăn và cả kinh doanh. Nếu như không, việc thất bại là điều bạn không thể tránh khỏi.
Hãy tham gia thêm các lớp học nấu ăn giúp bạn nắm vững thêm những kiến thức và kỹ năng nấu nướng để tạo ra những món ăn thật thơm ngon, hấp dẫn, thu hút được nhiều thực khách. Còn kiến thức kinh doanh hãy dùng để quản lý công việc, nhân viên, xoay hồi vốn, phát triển thương hiệu để giúp cho quán ăn, nhà hàng của mình ngày càng đi lên.
3. Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn
Khi đã huy động được đủ số vốn, bạn cần thực hiện một cuộc khảo sát, điều tra thị trường. Vì là quán ăn nhỏ nên bạn phải là người tiên phong nắm bắt xu hướng, tìm kiếm những thị trường ngách. Bạn cần tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc sau: Thị hiếu của khách hàng như thế nào ? Mặt hàng nào đang bán chạy ? Số vốn có đủ để kinh doanh mặt hàng đó không ? Bạn sẽ cạnh tranh về giá hay sự khác biệt ?…
Sau đó, bạn cần xác định đối tượng phục vụ mà bạn hướng đến, có thể là: Học sinh, sinh viên, hộ gia đình, nhân viên văn phòng… Với từng nhóm đối tượng riêng biệt, bạn sẽ chọn được những món ăn phù hợp cũng như cách trang trí quán hợp lý. Tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ, bạn cần tìm hiểu kỹ địa điểm kinh doanh để chọn lựa mặt bằng lý tưởng. Đây là yếu tố quan trọng đóng góp thành công vào việc kinh doanh của bạn. Quán ăn nên nằm ở những nơi đông dân cư, tập trung người qua lại hay gần các trường học, trụ sở văn phòng…
Bên cạnh đó, dù khách hàng của bạn là ai, bạn cũng chú ý tập trung vào việc nâng cao chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ, để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Việc này liên quan đến vấn đề tìm kiếm nguyên liệu tươi sống và cách dự trữ chúng. Do đó, bạn cần tìm được những nơi cung cấp nguyên liệu an toàn, chất lượng và phù hợp với túi tiền. Hơn nữa, bạn cũng phải có kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn, tạo sự độc đáo khác biệt trong hương vị để lôi cuốn thực khách.
Ngoài ra, bạn đừng quên lưu ý việc định giá món ăn hợp lý để phù hợp với mô hình kinh doanh và chất lượng của món ăn. Vì nếu bạn đưa ra mức giá cao hơn so với đối thủ bạn sẽ có thể phải rơi vào tình trạng mất khách hàng.
4. Đừng Quên Chuẩn Bị Các Giấy Tờ Đăng Ký Kinh Doanh
Ngoài giấy phép kinh doanh, trước khi cho quán vào hoạt động, bạn cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy và giấy phép kinh doanh bán lẻ bia, rượu nếu quán ăn, nhà hàng của bạn có phục vụ.
Việc chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ này sẽ giúp bạn tránh khỏi một số rắc rối về sau. Đó có thể là bị phạt hành chính và nặng nhất là tạm đình chỉ việc kinh doanh. Do đó, ngay ban đầu, bạn nên chú ý đến vấn đề này nhé!
5. Lựa Chọn Địa Điểm Và Trang Trí Cho Không Gian
Địa điểm kinh doanh là yếu tố quyết định không nhỏ đến việc quán ăn của bạn nhiều khách hay vắng khách. Tìm mặt bằng kinh doanh, trang trí cho quán và chuẩn bị trang thiết bị, vật dụng cho quán là một trong những khâu rất quan trọng và tiêu tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị. Bởi vì là quán ăn nên không gian quán nên trang trí nhẹ nhàng, đơn giản sẽ mang lại hiệu quả hơn. Không gian cần phải thoáng đãng, không chật chội hay bí bách sẽ tạo cảm giác thoải mái cho người dùng, khách hàng. Giá cả của các món ăn nên được cố định, hạn chế việc thay đổi sẽ mang lại cho khách hàng những bất tiện và khó chịu. Đó là những bước đầu tiên để người kinh doanh có thể ước tính được chi phí mở quán ăn nhỏ là bao nhiêu dựa trên như để chuẩn bị tốt nhất cho công việc xảy ra.
Bước thứ 2 là cách bày trí cho quán ăn của mình như thế nào để đẹp mắt và thu hút nhất. Khách hàng hiện nay ngoài nhu cầu ăn ngon còn cần phải đẹp. Vậy nên để thu hút được người dùng, khách hàng, người kinh doanh nên chú trọng vào việc trang trí, bày biện không gian quán ăn phù hợp và đẹp mắt nhất.…Cần nắm rõ những thứ mà khách hàng muốn sau đó có những định hướng phù hợp nhất với nhu cầu của họ và xác định những đối tượng khách hàng chủ yếu mà cơ sở kinh doanh hướng đến.
6. Quảng Bá Và Giới Thiệu Thương Hiệu Của Quán
Việc giới thiệu và quảng bá cho thương hiệu của mình trên các diễn đàn, các trang mạng và mạng xã hội sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc kinh doanh cũng như mang lại một lượng khách hàng đáng kể biết đến thương hiệu kinh doanh của bạn. Sự phổ biến của internet và việc hầu hết mọi người đều sử dụng các trang mạng xã hội, nên khả năng tiếp cận khách hàng sẽ cao hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, việc quảng bá rộng rãi sẽ giúp cho thương hiệu của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn. Và dần trở nên phổ biến, quen thuộc với người tiêu dùng. Từ đó sẽ có nhiều người tìm đến để thưởng thức. Mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh quán ăn nhỏ của bạn.
4 NGUYÊN TẮC ĐỂ KINH DOANH QUÁN ĂN NHỎ TẠO RA LỢI NHUẬN
Dưới đây là 4 nguyên tắc để những người đang định khởi nghiệp kinh doanh có những bước đi suôn sẻ hơn.
Xác định rõ ràng quán ăn sẽ bán gì, cho ai ngay từ đầu là một điều cực kì quan trọng. Các quán ăn nhỏ có thể bắt đầu việc lên thực đơn dựa vào lợi thế của bản thân chủ quán, ngân sách, quy mô cửa hàng, khả năng nguồn lực vật chất, con người cũng như sức cạnh tranh của mình trong phân khúc.
Một chiến lược không ít chủ kinh doanh quán ăn nhỏ đang sử dụng là đánh vào thị trường ngách. Theo hướng này, các quán ăn sẽ chủ yếu tập trung một phân đoạn nhỏ của thị trường, phục vụ một nhóm khách hàng nhất định. Từ đó, nhóm sản phẩm kinh doanh của các quán ăn nhỏ sẽ mang tính đặc thù hóa cao hơn và có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Dù kinh doanh quán ăn nhỏ hay lớn, chất lượng dịch vụ vẫn luôn là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định giá trị của quán trong mắt khách hàng. Khi nhu cầu về chất lượng phục vụ của mọi người ngày càng cao hơn, các chủ cơ sở kinh doanh quán ăn nhỏ càng cần nhanh nhạy nắm bắt, thấu hiểu và làm hài lòng khách hàng. Đôi khi thực khách quyết định quay trở lại một quán ăn nào đó không chỉ vì chất lượng món ăn mà còn bởi trải nghiệm tuyệt vời họ nhận được.
Không chỉ riêng với mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ, ngay cả với các nhà hàng lớn, việc xây dựng những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất cũng là một điểm cộng cơ bản, tăng đáng kể sức cạnh tranh trên thị trường.
Sự biến động của thị trường kéo theo những thay đổi thất thường trong giá cả nguyên vật liệu và các chi phí vận hành khác. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định tăng giá. Việc thay đổi giá cả thường xuyên liên tục ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của thực khách. Vì vậy, các quán ăn nên định giá món ăn của mình trong khoảng lợi nhuận có thể để giữ uy tín cho mình và giữ chân những thực khách thân thiết.
Ngoài ra, việc thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt cũng như các chương trình quảng cáo marketing cũng là một điều nên cân nhắc khi kinh doanh quán ăn. Đôi khi những ưu đãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhỏ nhất cũng có thể là điểm cộng cực lớn của quán ăn trong mắt khách hàng.
Hỗ trợ phí gửi xe, mời trà đá miễn phí, dùng khăn lạnh không mất tiền... là một vài cách thức đơn giản mà chủ quán có thể cân nhắc áp dụng.
Một bất lợi lớn của các quán ăn nhỏ khi bắt đầu vận hành là thiếu đi những quy trình, nguyên tắc hay nguồn nhân sự chất lượng cho mình. Không có quy trình tuyển dụng bài bản, không sở hữu hệ thống kiến thức đào tạo nhân viên chuyên nghiệp như các cơ sở kinh doanh lớn và có kinh nghiệm, các quán ăn nhỏ đôi khi gặp những vấn đề rắc rối khi kinh doanh.
Tuy vậy, những vấn đề này có thể được hạn chế khi bạn tìm được đội ngũ nhân viên chất lượng. Một số tiêu chí thường thấy ở các quán ăn nhỏ là độ tin cậy của nhân viên, sự tháo vát, thạo việc, tinh thần sẵn sàng làm nhiều công việc cùng một lúc…
Tất nhiên, tùy điều kiện hoàn cảnh, các chủ quán ăn sẽ tìm thấy đội ngũ nhân viên với tiêu chí, chất lượng riêng phù hợp với mình. Khởi sự kinh doanh cùng những người đồng nghiệp tốt nhất luôn là một lựa chọn không tồi cho các quán ăn nhỏ mới thành lập.
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI MỚI BẮT ĐẦU MỞ QUÁN ĂN
Kinh doanh nhà hàng, quán ăn là một công việc phức tạp và mỗi bước đi đều cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Việc lập bản kế hoạch kinh doanh là yêu cầu đầu tiên quyết định giúp bạn phác thảo tầm nhìn và mục đích kinh doanh quán ăn của mình. Quan trọng nhất, bạn có thể dễ dàng xem xét lại kế hoạch tài chính hay những yêu cầu đầu tư thông qua bản kế hoạch kinh doanh này.
Có nhiều chủ nhà hàng, quản lý nhà hàng bỏ qua bước lập kế hoạch kinh doanh vì ngại mất thời gian, nhưng thời gian đầu tư cho bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn tránh lãng phí tiền bạc về sau. Nếu bạn còn băn khoăn vì thiếu kiến thức và chưa biết xác lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh thế nào, hãy tham khảo bài viết … để hiểu rõ hơn cách thức và các mục cần có của bản kế hoạch này.
Chắc bạn hiểu rằng địa điểm kinh doanh góp phần quan trọng quyết định thành bại trong việc kinh doanh nhà hàng của bạn. Vì thế, hãy cân nhắc kỹ khi lựa chọn địa điểm mở quán ăn. Đừng mạo hiểm lựa chọn địa điểm tồi vì tiền thuê rẻ nếu bạn không muốn kết thúc việc kinh doanh nhanh chóng.
Một địa điểm thích hợp phải đáp ứng được yếu tố dễ nhận ra và dễ tiếp cận. Tùy vào mô hình kinh doanh quán ăn của bạn mà lựa chọn địa điểm sao cho phù hợp. Ví dụ như khi bạn mở quán ăn vặt, đối tượng phục vụ đa phần là học sinh, sinh viên, hãy chọn địa điểm mở quán ăn gần các trường học, quanh những khu dân cư có đông sinh viên thuê trọ. Còn nếu đối tượng bạn hướng đến là giới công chức, văn phòng, thì chắc chắn quán ăn cần đặt ở những khu văn phòng, nơi tập trung nhiều công ty, cơ quan. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý đến chỗ để xe rộng rãi và an toàn, để thuận tiện nhất cho khách đến thưởng thức tại quán.
Trước khi bắt tay vào mở quán ăn, tất nhiên bạn đã có ý tưởng của riêng mình. Tuy nhiên, việc biến ý tưởng thành hiện thực lại không đơn giản như những gì bạn đọc được trong sách vở. Bạn có thể định hướng phát triển ý tưởng đó như thế nào ? Bạn có am hiểu về thiết kế nội thất, bố trí không gian hay trang trí mặt tiền không ? Thay vì bảo lưu ý tưởng đó để thực hiện những cái dễ hơn, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những chuyên gia chuyên tư vấn setup nhà hàng. Họ là những người có đủ kiến thức và thừa kinh nghiệm trong những vấn đề liên quan đến lĩnh vực nhà hàng. Ngoài ra, họ còn là một tập hợp những quản lý nhà hàng, thiết kế nội ngoại thất, kiến trúc sư, nhà thầu xây dựng. Việc biến những ý tưởng mới lạ của bạn thành hiện thực chính là công việc của họ. Vậy nên, bạn hãy chia sẻ ý tưởng và ngắm nhìn thành quả thu được. Điều này trên thực tế có thể tốt hơn kế hoạch ban đầu mà bạn hình dung.
Kinh doanh nhà hàng, quán ăn luôn có những bất ngờ xảy đến. Có thể là sự chậm trễ trong quá trình xây dựng công trình, chi phí phát sinh cho việc trang trí quán, tiền thuê địa điểm kinh doanh, hay phí nguyên vật liệu tăng. Do đó, bạn nên chuẩn bị nguồn vốn lưu động để chi trả cho những vấn đề này. Nguyên tắc là hãy dành ra 10 – 15% tổng mức đầu tư cần thiết để duy trì quá trình vận hành nhà hàng.
Chỉ tập trung vào điều bạn thích khi mở quán ăn
Đúng là bạn mở quán ăn vì yêu thích và mong muốn xây dựng theo phong cách riêng của mình. Nhưng những điều cá nhân bạn thích không quá quan trọng, bởi vì bạn không phải là khách hàng và không phải người trả tiền cho chính những món ăn của mình. Thay vào đó, bạn hãy khảo sát nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu bằng cách đến những nhà hàng khác trong vùng, hay thậm chí trao đổi với người dân địa phương để biết họ thích làm gì, ăn gì và nhu cầu của họ là gì.
Với những kinh nghiệm về việc lập kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ và mức vốn cần cho việc kinh doanh, cũng như các lỗi thông thường khi kinh doanh quán ăn trên. Way.com.vn hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những thông tin thú vị và bổ ích. Chúc các bạn thành công.
Mrs Nguyễn Ngọc
Một cửa hàng áo cưới đẹp và thu hút chắc chắn sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho cô dâu và chú rể về một đám cưới trong mơ với những bộ trang phục lộng lẫy nhất. Việc thu hút khách hàng từ việc trang trí là vô cùng quan trọng, giúp cửa hàng áo cưới của bạn có thể lôi kéo khách hàng tìm đến.
Bạn ấp ủ ý định mở một cửa hàng bánh ngọt và mong muốn cung cấp những chiếc bánh ngọt do mình làm ra đến với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bạn lại chưa hình dung được các bước phải chuẩn bị để kinh doanh tiệm bánh, cũng như còn lăn tăn trong đầu để mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn.
Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.
Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Vậy nên bắt đầu từ đâu để sự nghiệp kinh doanh shop thời trang của bạn đi đúng hướng và có thể trở nên thành công.
Hiện nay dịch covid đang hoành hành ở khắp các quốc gia nói chung và việt nam nói riêng và trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển hiện nay việc xu hướng bán hàng online ngày càng được ưa chuộng. Nhưng không phải ai bán hàng cũng hiệu quả.
“Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại”.
Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.
Với những startup, việc nắm bắt được các xu hướng mới nhất luôn là điều then chốt dẫn đến thành công.
Làm giàu về nông nghiệp là hình thức kinh doanh ít ai nghĩ đến nhưng sở hữu tiềm năng khá lớn. Bạn có thể hình dung, đất nước ta có thế mạnh lớn về nông nghiệp, là trọng tâm của các địa điểm sản xuất lúa nước, cây ăn quả trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, với khí hậu gió mùa cùng nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, các sản phẩm về nông nghiệp và dịch vụ liên quan đến nông nghiệp luôn hoạt động tốt và thu hút được sự chú ý của phần lớn các nhà đầu tư.