Banner TOP 1

Chánh Tư Duy Và Tư Duy Hướng Nội Của Nhà Phật

Mới nhất
khám phá tuyệt phẩm cty mix's thiết kế phòng ăn
BẠC ĐẠN NSK GIÁ TẬN GỐC CHÍNH HÃNG

Tư duy là gì ? Hiểu một cách đơn giản là nghĩ ngợi, suy xét (gọi chung là suy nghĩ) về một cái gì đó trước khi biến nó thành hiện thực bằng lời nói và việc làm.

PHẬT DẠY CHÁNH TƯ DUY THẨM THẤU KIẾP NHÂN SINH

Chánh tư duy là chi thứ hai trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là suy nghĩ, nghiệm xét, suy tư, bằng sự ý thức của mình. Chánh tư duy là sự suy nghĩ hợp lý. Suy nghĩ hợp lý có nghĩa là, tất cả mọi hiện tượng sự vật như thế nào thì chúng ta suy nghĩ như thế ấy, tức là suy nghĩ của mình và thực tế cuộc sống phù hợp nhau.

Chánh tư duy là suy nghĩ chân chính, đúng với lẽ phải, do có nghiệm xét, có nghĩa là suy tư phù hợp với nguyên lý duyên khởi, vô thường, vô ngã, như việc mình muốn có một cái nhìn chính xác về tình trạng xã hội hiện giờ đang tiến bộ hay bị tha hóa về mặt đạo đức tâm linh.

Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chính. Muốn vậy ta phải xem xét, soi rọi, quán chiếu, chiêm nghiệm, không trái với sự thật mà vẫn phù hợp chân lý và đem áp dụng vào trong đời sống hằng ngày có lợi ích thiết thực cho mình và người khác. Chúng ta thường suy tư, quán chiếu tại sao con người phải chịu nhiều phiền muộn, đau khổ, bất hạnh trong đời, nguyên nhân vì sao ?

Nhờ thường xuyên suy nghiệm như vậy, ta biết do chấp ngã là ta, là của ta, nên muốn chiếm hữu và tham-sân-si từ đó phát sinh, làm cho người khác phiền muộn, khổ đau. Nhờ có chánh tư duy, ta mới sáng suốt, biết phân biệt những điều hay lẽ phải trong cuộc đời.

Tâm linh là lĩnh vực tiềm ẩn bên trong mọi người rất khó diễn đạt, nhưng lại là vấn đề vô cùng quan trọng. Mọi hành động của con người, mọi phát minh hay cống hiến của nhân loại, đều xuất phát từ biết cách tư duy, nghiền ngẫm, nghiệm xét lâu dài của tâm trí.

Tôn giả Ca Chiên Diên là bậc luận nghị đệ nhất, một trong mười vị đệ tử xuất cách của Phật. Lần đầu tiên, Ngài đến xin Phật được xuất gia tu hành.

Phật hỏi, “Nhà ngươi do nguyên nhân gì mà muốn xuất gia ?”

Ông trả lời, “Vì thấy đức Thế Tôn có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, nên con muốn bắt chước tu theo”.

“Ông nói như vậy, nếu sau này thân Như Lai già yếu, bệnh hoạn, chắc ông sẽ không còn phát tâm nữa”.

Nghe nói vậy, ông đớ lưỡi, đành thất tha, thất thểu quay trở về nhà, trong lòng buồn vô hạn.

Nuôi ý chí xuất gia, lần thứ hai ông đến. Phật lại hỏi như lần trước, ông nói, “Con lần này tôn trọng và kính cẩn lời dạy vàng ngọc bằng pháp âm vi diệu không thể nghĩ bàn của Phật”.

“Nếu sau này Như Lai không còn giảng dạy nữa thì ngươi sẽ mất hết tín tâm mà bỏ cuộc” .

Lần thứ ba, ông đã chuẩn bị đầy đủ nghĩa lý cần thiết cho người xuất gia và tin chắc rằng lần này sẽ được. Phật hỏi tiếp, ông trả lời, “Do con kính phục chư Tăng tu hành nghiêm túc và dám xả bỏ hết mọi lạc thú trên đời”.

“Như vậy, sau này có chúng Tăng nào bê bối, chễnh mãng trong việc tu hành, ông sẽ thoái Bồ Đề tâm hay sao ?”

Ba lần mong muốn được xuất gia đều không được toại nguyện, nhưng ông không thất chí, nản lòng, vẫn giữ chí xuất trần thượng sĩ để chờ cơ hội khác, xin Phật được xuất gia và tu học theo các bậc hiền Thánh.

Sau cùng, ông đến bạch Phật, “Từ lâu nay, con đã được nghe lời dạy của Như Lai Thế Tôn, con đã suy nghĩ, xem xét, quán chiếu, chiêm nghiệm nghĩa lý một cách thấu đáo, tường tận, rõ ràng. Sau đó, con đem áp dụng cho bản thân và cảm nhận được an lạc, hạnh phúc, do biết buông xả tâm chấp trước dính mắc vào cái ta và của ta. Nay con đã thấy biết như thế, nên con muốn xuất gia để hành trì rốt ráo đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn, nhằm hoàn thiện bản thân và giúp đỡ, sẻ chia cùng với tất cả mọi người”.

Qua câu nói này, Phật vui vẻ chấp nhận và chỉ dạy pháp tu rốt ráo, nhờ vậy tôn giả đã chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát.

 

Lời tác bạch chân thành của tôn giả Ca Chiên Diên đúng như sự mong mỏi của đức Phật, ai muốn thành tựu đạo quả thì phải bắt đầu từ văn-tư-tu.

Mới đầu, ta nghe lời Phật dạy, có nghĩa là nghiên cứu, học hỏi cho tường tận, sau đó suy nghĩ, quán chiếu, tìm tòi nghĩa lý, rồi đem ứng dụng vào thực tế cuộc sống, chuyển mê thành ngộ, chuyển xấu thành tốt, cuối cùng thể nhập chân lý, giác ngộ, giải thoát.

Người tu theo phương pháp chánh tư duy thường biết xét nét lại từ ý nghĩ, lời nói và hành động, để làm sao không xảy ra lầm lỗi. Ta phải biết xét nét từng ý nghĩ xấu ác có hại cho người vật. Nhờ quán chiếu, chiêm nghiệm, ta biết được nguyên nhân phiền muộn, khổ đau là do ngu si, chấp trước mê muội, để vươn lên vượt qua cạm bẫy cuôc đời.

Muốn vậy, ta phải thường xuyên nghiệm xét nguyên lý duyên khởi của các pháp mà tìm ra nguyên nhân sâu xa của nó, nhờ quán chiếu soi rọi, ta mới có thể đạt tới cái nhìn chính xác mọi vật đều không cố định.

Cho nên, ta suy nghĩ đúng, suy tư tốt, để nói lời chân thật và an ủi, sẻ chia, giúp đỡ mọi người bằng trái tim yêu thương và hiểu biết. Nếu ta chỉ tùy theo thói quen, phong tục, tập quán, thành kiến khi xưa thì vô tình mình sẽ không thấy được đúng vấn đề chính xác.

Do đó, vì không có chánh tư duy đúng đắn, nên ta nói và làm không phù hợp với chân lý, mình sẽ không đạt tới được chánh kiến thấy đúng như thật.

Khi chúng ta biết suy tư về thực tại nhiệm mầu của cuộc sống một cách hợp lý, thì nó giúp ta biết cách giải quyết sáng suốt bất cứ mọi vấn đề gì. Nhờ vậy, mình làm việc gì cũng được lợi ích thiết thực, không mang lại khổ đau cho người khác, và còn đem đến an vui, hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.

Suy nghĩ đúng đắn luôn có chánh kiến soi rọi, không thể mang lại phiền muộn, khổ đau cho ai, đó là mối quan hệ nhân quả về mặt tâm lý. Nếu trong hiện tại, ta có phiền não gì là do ta không biết chánh tư duy, nay mình đã có suy nghĩ đúng đắn rồi, thì những phiền não, khổ đau từ đây về sau sẽ không còn bám vào gốc rễ chánh kiến của mình được nữa.

Như vậy, nếu như giáo lý Bát Chánh Đạo được xem như là một quá trình nhận thức với thế giới bên ngoài, thì chánh tri kiến được xem như cơ quan đầu não trọng yếu của người tu, làm cơ sở dẫn dắt cho tư duy chân chính, và phát xuất ra lời nói chân chính, hay giúp đỡ, an ủi người, cho đến chi cuối cùng là chánh định.

Chánh tư duy có trách nhiệm gạn lọc, chuyển giao, bằng cách suy nghĩ đúng đắn cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, làm cho lời nói, hay hành động được lợi ích mình- người với tấm lòng vô ngã, vị tha.

Nói tóm lại, tư duy chân chính là những nếp suy nghĩ đúng đắn, vượt khỏi sự ràng buộc của tham lam, ích kỷ, hẹp hòi, oán giận, thù hằn, ngu si, mê muội, không tồn tại trong ta. Khi ta có tư duy chân chính, việc làm của mình sẽ được thăng tiến tốt đẹp, đem lại lợi ích cho mình và người khác.

Trong Phật giáo có nhiều phương pháp tu hành, nói gọn lại còn hai thứ là Thiền Chỉ và Thiền Quán. Hai phương pháp này làm nhân cho nhau để dẫn đến kết quả viên mãn.

Thiền Chỉ là mỗi hành giả phải chú tâm vào một chỗ, ròng rặc, tinh cần, chuyên nhất như niệm Phật, Bồ Tát, quán sổ tức, quán hơi thở. Nhờ chuyên nhất vào một chỗ nên ta phát sinh định lực, tuy được định nhưng chưa có trí tuệ thấy biết đúng mọi hiện tượng, sự vật, do đó ta phải chuyển qua Thiền Quán để xem xét, soi sáng, chiêm nghiệm từ thân mình cho đến mọi hiện tượng, sự vật.

Thiền Quán đồng nghĩa với chánh tư duy, như ta quán thấy thân này do đất-nước- gió-lửa hợp thành, bản chất của nó không thật có, nên phải sinh-già-bệnh-chết. Vạn sự, vạn vật cũng không có gì cố định, nó hằng biến chuyển, thay đổi theo thời gian; chính vì vậy thế giới này luôn thành-trụ-hoại-không.

Ta quán biết rõ ràng từng sự vật duyên khởi, vô thường, vô ngã, vì không có thực thể cố định, nên ta luôn đóng góp, sẻ chia vì tình người trong cuộc sống mà không chấp trước, bám víu vào những thứ được mất, hơn thua, nên hư, thành bại.

Ta muốn sống được an lạc, hạnh phúc thì hãy nên thường xuyên chiêm nghiệm, quán sát từ thân mình cho đến muôn loài vật, để thấu rõ bản chất thật của chúng, nhằm làm lợi lạc cho mình và người khác. Ai cũng mong muốn mình được hạnh phúc, có tiền tài, danh vọng, vợ đẹp, con ngoan, và mọi nhu cầu tiện nghi vật chất, nhưng ta lại không tin sâu nhân quả, không tin tưởng chính mình mà cố gắng gieo trồng phước đức như bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia.

Ta không muốn gieo nhân tốt mà muốn được gặt quả tốt là điều không thể có. Tu mà không tư duy, quán chiếu thì làm sao phát sinh được trí tuệ, có trí tuệ ta mới soi sáng được mọi sự vật, nhờ vậy biết cách buông xả tham lam, sân giận, si mê mà chuyển hóa chúng thành vô lượng trí huệ từ bi rộng lớn. Chánh tư duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải để mang lợi ích thiết thực vào đời sống xã hội.

 

Những thói quen xấu và các tư tưởng thấp hèn là những phẩm chất luôn luôn ngầm chứa bên trong con người chúng ta. Ngày nào ta còn tham-sân-si thì ngày đó, những chất độc này còn có thể trỗi dậy, làm mất đi nhân cách đạo đức của mình.

Do đó, sự từ bỏ cũng là một trong những phương cách giải độc cho lòng tham và triệu chứng thèm muốn của nó.

Chánh tư duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh ở chỗ loại trừ dứt khoát, chứ không đè nén những trạng thái tâm bất thiện và thay thế bằng những trạng thái tâm thiện.

Chánh tư duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh ở chỗ mở lòng nhân ái và từ bi, để có thể đạt được một hạnh phúc vô điều kiện trong sự từ bỏ.

Chánh tư duy cùng với chánh kiến giúp người học Phật thường xét nghĩ đạo lý, suy tìm thể tánh nhiệm mầu của từ, bi, hỷ, xả, biết xét nét những hành vi lầm lỗi để sám hối chừa bỏ. Biết nhìn thấu vô minh là nguyên nhân gây ra đau khổ, là nguồn gốc của tội ác, và cố gắng tìm phương pháp đúng đắn để tu hành, hầu giải thoát cho mình và những người chung quanh.

Tóm lại, chánh tư duy và chánh kiến là hai yếu tố quan trọng trong phần tu trí huệ của Bát Chánh Đạo, vì chúng có thể đặt thẳng đứng lên những gì đã bị đảo ngược và để lộ những gì đang bị ẩn khuất trong bóng tối.

Tôn giả Ca Chiên Diên nhờ sự chỉ dạy tường tận của đức Phật mà sau này trở thành bậc luận nghị nổi tiếng, bằng cách thức lý luận sắc bén nhờ biết tư duy, chiêm nghiệm, quan sát rõ ràng mọi hiện tượng, sự vật, và biết quay lại chính mình, sống với Phật tính sáng suốt.

TƯ DUY HƯỚNG NỘI CỦA PHẬT GIÁO

Trong kinh điển Phật giáo, đặc biệt là trong Phật học và Thiền học, thuật ngữ “nội quán” (vipssana) là một khái niệm chuyên chỉ tư duy hướng nội, có từ thời đức Phật. Người đã tiếp thu và phát triển phương thức tư duy hướng nội này từ truyền thống Bà La Môn giáo - một tôn giáo thần quyền của Ấn Độ. Ngày nay, phương thức tư duy hướng nội của Ấn Độ vẫn tồn tại trong các khóa tu tập cũng như trong các sách chuyên luận về thiền (Dhyana, Zen, Ch’an, Meditation) và Yoga, hay trong Kinh Yoga (Yoga Sutra) nổi tiếng của Ấn Độ do Patanjali biên tập từ thế kỷ thứ II sau CN. Nhiều tôn giáo phương Đông cũng thực hành phương thức này trong tu luyện, như Bà La Môn giáo (Ấn Độ giáo), Mật giáo Tây tạng, Đạo Lão, Phật giáo.(*)

Nội quán được thể hiện một cách có hệ thống trong giáo lý Phật giáo. Có thể nói, toàn bộ giáo lý Phật giáo là một “tập kỳ đại thành” có hệ thống về con người như một chỉnh thể hướng nội/nội quán. Trước hết, Phật giáo quan niệm con người là con người - khổ với những quy định tâm - sinh lý (dục vọng, ngu dốt) từ bên trong. Để diệt được khổ phải hướng vào bên trong để diệt nguyên nhân của khổ trong mỗi người. Tứ diệu đế quyết định hướng tư duy của toàn bộ giáo lý Phật giáo là con người hướng nội. Trong đó, bản thể của vũ trụ gắn liền với bản thể con người ở tầm phổ quát qua các phạm trù: duyên khởi, vô thường và vô ngã.

 

Cả ba phạm trù này đều phản ánh nguồn gốc, bản chất và quy luật không (tức duyên khởi, vô thường, vô ngã) của sự vận động của con người. Không không có nghĩa là trống không, mà là không có một thuộc tính hay sự vật riêng biệt, bất biến, vì chúng chỉ tồn tại thật trong các quan hệ (duyên khởi) có tính tương đối, nhất thời của các yếu tố tạo nên chúng. Do tồn tại của vũ trụ cũng như con người là sự hình thành, biến đổi, thay thế các quan hệ, nên chúng không có thuộc tính bất biến và do vậy, chúng là “vô thường”. Trên cơ sở đó, Phật giáo khẳng định bản thể người là không, tức vô ngã; vì đó chỉ là sự hợp tan trong quan hệ của các yếu tố (vật chất và tinh thần) trong các điều kiện (ngẫu nhiên, cần và đủ), nên nguồn gốc khổ đau của con người chính là do không hiểu quy luật phổ quát của vũ trụ, không hiểu con người cùng các quan hệ của nó luôn vận động, biến đổi (vô thường), mà cứ tưởng là có một ngã/ta đích thực tồn tại vĩnh viễn. Ý nghĩa tôn giáo ở đây là, khi con người giác ngộ được bản chất vô thường của vũ trụ, của tồn tại cũng như vô ngã của chính mình thì tức là đã giác ngộ được nguồn gốc của khổ và từ đó, chủ động, tự giác thoát được khổ.

Tư duy hướng nội của Phật giáo nguyên thủy được phát triển liên tục qua hai trường phái triết học Đại thừa là phái Duy thức (Hữu luận) và phái Trung quán (Không luận) với những vấn đề cơ bản về bản chất, đối tượng và con đường của thức. Phái Duy thức phát triển nguyên lý tính không về bản thểnguyên sơ của vô thức(5) trên cơ sở bảo tồn triết lý duyên khởi trong Thập nhị nhân duyên mà đức Phậtđã chỉ ra. Theo đó, thức cũng chỉ là sự kết hợp tạm thời của nhiều yếu tố trong các điều kiện (nhân duyên) nhất định. Phái Duy thức chủ trương đối tượng của thức là A lại gia thức, tức là vô thức, vô niệm. Con đường nhận thức là trở về với A lại gia thức vốn có bên trong, chứ không phải thế giới bên ngoài chủ thể nhận thức. Do vậy, phái này tiếp tục phát triển phương pháp tu luyện nội tâm của Yoga với mục tiêu tu luyện năng lực trực giác bằng nội quán, trở về tới tận A lại gia thức.

Tóm lại, từ góc độ lịch sử tư tưởng, tư duy hướng nội luôn có ý nghĩa khẳng định giá trị độc đáo của tư duy Phật giáo với tư cách một trường phái tư duy của phương Đông. Nhận thức luận nội quán chính là lý luận về trực giác Bát nhã của Phật giáo Đại thừa - Thiền tông. Nó không chỉ góp phần làm phong phúthêm phạm trù trực giác (intuition) trong nhận thức luận của triết học hiện đại, mà còn mở ra một hướng rèn luyện, chủ động khai thác tư duy sáng tạo của con người từ một năng lực tiềm ẩn thành sức mạnhnội năng sẵn có. Ý nghĩa của tư duy hướng nội (nội quán/trực giác) của Phật giáo có thể đánh giá sơ bộ trên một số vấn đề của nhận thức luận hiện đại như sau:

Thứ nhất, theo thuyết tính không của Phật giáo Đại thừa, tư duy hướng nội là loại nhận thức đặc biệt - trực giác (vượt qua cảm tính bản năng đơn giản và lý tính trừu tượng). Đó là phương thức nhận thứctrực tiếp đối tượng, không thông qua bất kỳ trung gian nào với một số đặc tính sau: 1) trực tiếp; 2) cụ thể, đặc thù; 3) phi ngôn ngữ; 4) có thể rèn luyện được theo kỹ thuật thiền định của Phật giáo.

Thứ hai, nhận thức hướng nội của Phật giáo có thể so sánh và làm phong phú thêm nội dung quan niệm về trực giác của tư duy phương Tây nói riêng và tư duy nhân loại nói chung. Trực giác có nhiều loại khác nhau. Song, trực giác (Prajna) của Thiền Phật giáo đang được coi là cùng tầng, thậm chí caohơn trực giác siêu nghiệm. Đây là trình độ trực giác đang còn được nghiên cứu và kiểm chứng bởi liên ngành một số khoa học hiện đại.

Thứ ba, trực giác nắm bắt được bản chất thực tại hiện hữu, cá biệt đem lại thường là đúng đắn. Tuy nhiên, khi có sự can thiệp của suy luận, nhận thức lý tính, hoặc ảo tưởng, ảo giác, thì trực giác cũng có thể sai lầm.

Thứ tư, trực giác có thể đóng vai trò tích cực và khả thi trong nhận thức thông thường hay nhận thức khoa học nói chung ở hai khía cạnh: 1) trực giác góp phần khám phá, phát minh ra tư tưởng mới; 2) trực giác là sự tổng hợp chuỗi dài các ý niệm được bừng sáng. Khả năng này có thể rèn luyện bằng thiền định hay tập trung nghiên cứu cao độ.

Sự phê phán của Phật giáo đối với hạn chế của nhận thức hướng ngoại có mức độ hợp lý nhất định từ góc độ vấn đề tính tương đối của giá trị nhận thức. Từ cơ sở này, Phật giáo đã triển khai, xây dựngphương pháp nhận thức hướng nội. Nhìn chung, Phật học và Thiền học đã vận dụng nhận thức hướng nội trong quá trình phối hợp các yếu tố tâm linh, tâm lý qua kỹ năng tập trung điều chỉnh, thậm chí đạt tới trình độ dừng dòng suy nghĩ để khai thác và phát triển năng lực trực giác của cá nhân. Cho đến nay, đây vẫn là một nội dung thú vị, độc đáo của Thiền học và Phật học cũng như thực hành thiền định của Phật giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Mrs Ngọc Mai

khám phá ngay bí quyết “làm sao để xây được nhà phố đẹp dinh thự sang
BẠC ĐẠN TIMKEN GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Một cửa hàng áo cưới đẹp và thu hút chắc chắn sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho cô dâu và chú rể về một đám cưới trong mơ với những bộ trang phục lộng lẫy nhất. Việc thu hút khách hàng từ việc trang trí là vô cùng quan trọng, giúp cửa hàng áo cưới của bạn có thể lôi kéo khách hàng tìm đến.

19/05/2018

Bạn ấp ủ ý định mở một cửa hàng bánh ngọt và mong muốn cung cấp những chiếc bánh ngọt do mình làm ra đến với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bạn lại chưa hình dung được các bước phải chuẩn bị để kinh doanh tiệm bánh, cũng như còn lăn tăn trong đầu để mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn.

19/05/2018

Mỹ phẩm từ trước đến nay đều là “vũ khí tối thượng” trong việc làm đẹp của chị em. Do vậy, mặt hàng mỹ phẩm luôn được các chị em săn đón theo cách nhiệt tình nhất. Nói như vậy không có nghĩa là các chàng trai của chúng ta không có hứng thú với nó, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, trị mụn… cũng là những mỹ phẩm cần thiết cho các quý ông trong quá trình chăm chút cho vẻ đẹp nam tính của mình. Vậy nên, Kinh doanh cửa hang, shop mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp khá hot hiện nay.

19/05/2018

Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Vậy nên bắt đầu từ đâu để sự nghiệp kinh doanh shop thời trang của bạn đi đúng hướng và có thể trở nên thành công.

19/05/2018

Hiện nay dịch covid đang hoành hành ở khắp các quốc gia nói chung và việt nam nói riêng và trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển hiện nay việc xu hướng bán hàng online ngày càng được ưa chuộng. Nhưng không phải ai bán hàng cũng hiệu quả.

Xem nhiều

Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự đầu tư, bởi lẽ nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao. Trong đó, kinh doanh quán ăn nhỏ được nhiều người chọn lựa để khởi nghiệp.

Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.

“Startup vốn như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên – xuống và lao đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều khi không có đủ các thông tin cần thiết nhưng vẫn phải chọn một phương án tốt nhất để ra quyết định, và chấp nhận rủi ro là bị thất bại”.

Kinh doanh gas là một trong số các ý tưởng kinh doanh nổi bật nhờ nhu cầu lớn của thị trường. Cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm mở đại lý gas dành cho người đang muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh ngành nghề cung cấp gas hiện nay.
 

Làm giàu về nông nghiệp là hình thức kinh doanh ít ai nghĩ đến nhưng sở hữu tiềm năng khá lớn. Bạn có thể hình dung, đất nước ta có thế mạnh lớn về nông nghiệp, là trọng tâm của các địa điểm sản xuất lúa nước, cây ăn quả trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, với khí hậu gió mùa cùng nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, các sản phẩm về nông nghiệp và dịch vụ liên quan đến nông nghiệp luôn hoạt động tốt và thu hút được sự chú ý của phần lớn các nhà đầu tư. 

thiết kế vậy ai chịu được
thiết kế vậy ai chịu được
cung cấp Bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
cung cấp Bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
u mê với mẫu phòng ngủ có 1 - 0 - 2
u mê với mẫu phòng ngủ có 1 - 0 - 2
khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Support 01
    Hỗ trợ
    Support 02
Hotline: 0919315977
Support 01
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Support 02
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.