Banner TOP 1

10 Bước Để Có Một Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Hoàn Chỉnh

Mới nhất

Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường (market research) và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày (day-to-day operation management) khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.

10 Bước Để Có Một Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Hoàn Chỉnh10 Bước Để Có Một Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Hoàn Chỉnh

Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.

Bài viết này Way.com.vn xin đưa ra một vài ý kiến tham khảo về sự cần thiết của một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh Và hướng dẫn quy trình các bước lập kế hoạch kinh doanh

KẾ HOẠCH KINH DOANH LÀ GÌ?

Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là những nội dung, một dạng tài liệu phác thảo chi tiết quá trình kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch này có thể bao gồm những định hướng, mục tiêu, kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing…

Kế hoạch kinh doanh do các chủ doanh nghiệp hoặc các vị trí giám đốc điều hành, giám đốc Marketing hay những người có vị trí liên quan thiết lập nên. Nội dung của kế hoạch càng chi tiết, cụ thể thì khả năng hiện thực hóa sẽ càng cao.

Bản kế hoạch kinh doanh có nhiều loại khác nhau, miễn là có thể mô phỏng được tương lai hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Bao gồm các vấn đề chính yếu như: nguồn lực, tài chính, chiến lược bán hàng & marketing. Giúp doanh nghiệp chuẩn bị được các rủi ro, thách thức và đón đầu cơ hội.

Nói cách khác, kế hoạch kinh doanh là những mục tiêu, đường đi nước bước được các công ty, doanh nghiệp lập ra ngay từ đầu các chiến dịch bán hàng nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

VÌ SAO CẦN PHẢI LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH?

 

 

Như chúng tôi đã đề cập, một bản kế hoạch của doanh nghiệp, công ty hay của cá nhân đều xoay quanh 3 việc:

+ Giúp bạn đưa ra quyết định đúng trong kinh doanh.

+ Giúp bạn có chiến lược bán hàng chắc chắn.

+ Vạch rõ đường lối cho kinh doanh.

Ngoài ra, một số lý do cụ thể chắc chắn dưới đây sẽ khiến bạn quan tâm đến chuyện xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh.

+ Thu hút các nhà đầu tư quan tâm và hợp tác với các dự án của bạn

+ Kế hoạch giúp bạn định hướng được mức độ khả thi của các chiến lược

+ Giúp công ty, doanh nghiệp có thể hình dung được đường đi nước bước và dễ dàng quản lý hơn

+ Xác định được các cột mốc quan trọng: Bạn không chỉ cho đối tác thấy được tiềm năng trong kế hoạch của bạn mà còn cho thấy những cột mốc quan trọng đối với doanh nghiệp bạn và cả những nhân viên bạn đang quản lý.

+ Giúp các công ty, doanh nghiệp có thể xem xét và khảo sát thị trường một cách đầy đủ và chính xác

+ Kế hoạch kinh doanh giúp giảm thiểu rủi ro và hao hụt chi phí cho doanh nghiệp

+ Xác định được khoảng mức chi phí cần bỏ ra cho mỗi hoạt động

+ Thu hút, lôi cuốn được nhiều đối tác tiềm năng cùng hợp tác vào dự án của bạn

+ Giúp chủ doanh nghiệp có thể giám sát các hoạt động kinh doanh cụ thể, chi tiết và hiệu quả hơn, từ quản lý nhân viên cho đến các kiểm kê, bán hàng

Có được nhiều ý tưởng độc đáo: Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, rất có thể bạn sẽ nghĩ ra được thêm nhiều ý tưởng kinh doanh độc đáo – điều mà các hình thức kinh doanh vội vàng khó có thể có được.

Như vậy, kế hoạch kinh doanh được xem như là nền móng bắt đầu cho công việc kinh doanh. Nó như là một công cụ có ý nghĩa đáng kể cho quá trình kiểm tra việc thực hiên và sự phát triển của doanh nghiệp, công ty bạn.

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH HOÀN HẢO

 

 

Kế hoạch kinh doanh giống như bản hướng dẫn chi tiết, giúp bạn biết phải làm gì và làm như thế nào khi bắt tay vào thực hiện một ý tưởng bất kỳ. Bài viết dưới đây Way.com.vn sẽ hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh từ a-z một cách chi tiết nhất:

Bước 1: Xây Dựng Ý Tưởng Kinh Doanh Độc Đáo

Ý tưởng giống như linh hồn khi bạn bắt đầu lập bản kế hoạch kinh doanh, đó là nền tảng để bạn thành công, là mục tiêu mà bạn muốn xây dựng. Chính vì vậy bước đầu tiên trước khi lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết là hãy xây dựng cho mình một ý tưởng thật độc đáo. Đừng ngại nó điên rồ hay viển vông, không ai đánh thuế giấc mơ, điều quan trọng là cách bạn hiện thực hóa giấc mơ ấy như thế nào thôi. Như ai đã từng nghĩ loài người có thể làm chủ bầu trời cho đến khi anh em nhà Wright sáng tạo ra máy bay? Thế nên khi bắt đầu viết kế hoạch kinh doanh hãy tìm một ý tưởng tiềm năng, ít “đụng hàng” nhất, điều này quyết định tới hơn 50% tỷ lệ thành công của bạn.

Bước 2: Đặt Ra Các Mục Tiêu Và Thành Quả Cần Đạt Được Khi Lên Kế Hoạch Kinh Doanh

Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

Bước 3: Nghiên Cứu Và Phân Tích Thị Trường

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, thương trường là cuộc chiến khốc liệt giữa hàng trăm kẻ đối đầu khác nhau, muốn vươn lên bạn buộc phải hiểu rõ mọi yếu tố môi trường xung quanh, đây là một bước cực kì quan trọng trong cách lập bảng kế hoạch kinh doanh mà bạn cần nhớ. Bạn cần hiểu về thị trường mình nhắm tới, hiểu tập khách hàng mục tiêu của mình, hiểu đối thủ, hiểu lĩnh vực kinh doanh. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất có thể!

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

Bước 4: Lập Biểu Đồ SWOT – Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Thách Thức

 

 

Hiểu người giờ đến lượt bạn phải hiểu chính mình, lập ra biểu đồ SWOT giúp bạn thống kê lại bản thân mình có thế mạnh gì để cạnh tranh, cần khắc phục và phải vượt qua những gì.

Khi đã hiểu rõ các tiềm năng của mình bạn sẽ có cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chính xác hơn, không bị sa lầy vào những kế hoạch bất khả thi.

Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

Bước 5: Xác Lập Mô Hình Tổ Chức Kinh Doanh

Bạn có một ý tưởng thật sự vĩ đại, có một kế hoạch thật sự to lớn, và liệu bạn có làm được một mình? Không đúng không, bạn cần người cùng chung chí hướng, bạn cần những nhân viên chuyên môn khác nhau. Lúc này bạn không thể để mọi thứ loạn lên được, bạn cần tạo lập bản kế hoạch kinh doanh trong đó hệ thống phân chia hợp lý, có sự phối hợp giữa có bộ phận để tạo ra hiệu quả tốt nhất. Hãy xác lập mô hình kinh doanh của mình!

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.

Bước 6: Lập Kế Hoạch Marketing

Đừng quên quảng bá, truyền thông thương hiệu, đây là bước có vẻ không liên quan nhưng thực chất nó rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của bạn.

Bạn Phải thực hiện những chiến lược để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) - target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới)- position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Bước 7: Lập Kế Hoạch Vận Hành

 

 

Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

Bước 8: Lập Kế Hoạch Quản Lý Nhân Sự

Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

Bước 9: Lập Kế Hoạch Quản Lý Tài Chính

Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là rất quan trọng, nếu bạn không biết phân bổ hợp lý rất có thể lãi không bù nổi lỗ. Cần những khoản phí gì, khi nào chi ra, khi nào thì thu vào,… Tất cả các câu hỏi đó nên đưa vào một bản kế hoạch cụ thể.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

Bước 10: Kế Hoạch Thực Hiện

Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.

Trên đây là Những bước hướng dẫn lập bản kế hoạch kinh doanh mà bạn cần nhớ khi bắt tay vào thực hiện. Hi vọng sau bài viết này của Way.com.vn bạn sẽ biết cách lên kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả, hỗ trợ cho quá trình phát triển sự nghiệp của bạn.

Hoàng Quyên

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Ví da là một phụ kiện thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp của người dùng. Không chỉ phái nữ mà các “cánh mày râu” cũng rất tâm đắc với món phụ kiện này. Vì vậy, với nam giới, việc lựa chọn một chiếc ví sao cho phù hợp cũng là một điều nên được chú trọng. Với số lượng cửa hàng, showroom nhiều vô kể như hiện nay, để chọn lựa địa chỉ mua ví nam đảm bảo về chất lượng, tính thời trang cũng không phải dễ.

19/05/2018

Ngôi nhà của chúng ta ngày nay không đơn thuần là để che mưa che nắng mà nó còn mang cả tính thẩm mỹ cao thể hiện được phong cách và cá tính của chủ nhân của ngôi nhà. Vì vậy bạn đã định hình được ngôi nhà tương lai cho mình chưa ? Mời bạn cùng Way.com.vn tìm hiểu về những nhà thiết kế nội thất nổi tiếng thế giới hiện nay để tìm ra phong cách cho ngôi nhà của chính mình bạn nhé.

19/05/2018
Tri ân khách hàng như thế nào cho độc đáo và hiệu quả? Làm thế nào để tạo các chương trình tri ân khách hàng phù hợp? Cuối năm chính là thời điểm mà tất cả các doanh nghiệp đều đang chuẩn bị cho các hoạt động cuối cùng. Và một trong những hoạt động doanh nghiệp không thể bỏ qua chính là tri ân khách hàng.
19/05/2018

Nhắc đến upsell chắc bạn liên tưởng tới hình ảnh những người bán hàng chèo kéo cố gắng làm đầy túi tiền của họ bằng cách nài nỉ ta mua những sản phẩm vô bổ.

Trên thực tế, Upsell không phải lúc nào cũng là tiêu cực. Khi được sử dụng một cách hợp lý, nó có thể giúp bạn khiến khách hàng hài lòng hơn, đồng thời giúp bạn đạt được doanh thu lớn hơn, tỷ lệ giữ khách cao hơn và tỷ lệ khách hàng rời bỏ thấp hơn.
19/05/2018

Tên miền hay tiếng anh là domain, là một phần quan trọng của website, là địa chỉ để khách hàng, người dùng truy cập vào blog/website của bạn. Cũng như khiến họ phải nhớ đến bạn. Do đó chúng ta không thể chọn tên miền một cách tùy ý được. 

Xem nhiều

Ngày nay thương mại điện tử (mua hàng trực tuyến) ngày càng phổ biến trong đời sống của con người. Ngoài việc mang đến tính tiện ích, mua hàng trực tuyến còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dùng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Cimigo, có đến 87% số người tiêu dùng tại Việt Nam không tin mua hàng trên mạng là an toàn.

Chân lý chính là sự thật của cuộc sống, nó luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian . Nó giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu hay làm một thứ gì và nếu áp dụng thành thạo Chân lý vào đời sống hiện thực thì sẽ rất hữu ích cho chúng ta. Thật ra chân lý đôi khi chỉ là những điều rất đơn giản và gần gủi, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu.

Đề án kinh doanh là một văn kiện chính thức, sử dụng nhiều lí lẽ để thuyết phục những người có quyền quyết định chấp nhận thực hiện đề xuất của bạn. Một đề án kinh doanh tốt sẽ cân nhắc tất cả các cách tiếp cận khả thi cho vấn đề và hỗ trợ người chủ doanh nghiệp chọn ra được phương án tốt nhất cho tổ chức.

Kinh doanh gas là một trong số các ý tưởng kinh doanh nổi bật nhờ nhu cầu lớn của thị trường. Cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm mở đại lý gas dành cho người đang muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh ngành nghề cung cấp gas hiện nay.
 
Làm gì để nhanh giàu? là câu hỏi của nhiều bạn trẻ. Muốn giàu có và thành đạt ngoài nỗ lực và kiên trì quyết tâm không ngừng thì các bạn cũng cần xác định hướng đi ban đầu sao cho đúng. Nếu bạn ở ngoại thành hay nôn thôn tại sao không nghĩ ngay đến việc làm giàu từ việc mở khu du lịch sinh thái.
  • Email
    Hỗ trợ
    Support 01
    Hỗ trợ
    Support 02
Hotline: 0919315977
Support 01
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Support 02
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.