Theo thuyết Ngũ hành việc lựa chọn màu sắc dựa vào sở thích, tính cách của bản thân, hay như việc lựa chọn màu sắc nào sẽ đem lại nhiều may mắn, phúc lộc cho người đó là dựa trên quan điểm ngũ hành tương sinh tương khắc.
NGŨ HÀNH LÀ GÌ ?
Sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương.
Đi cùng theo đó, dựa trên sự chấp nhận cách vận hành của thế giới, nguyên lý ngũ hành đã đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.
Vậy ngũ hành là gì? Ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người. Ngũ hành là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ từ "dương biến âm hợp" sinh ra. Ngũ hành vô hình ở dạng khí, hữu hình ở dạng hình thể của các vật các loại.
Thuyết Ngũ hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau bao gồm: Nước (hành Thủy), đất (hành Thổ), lửa (hành Hỏa), cây (hành Mộc), Kim loại (hành Kim).
ĐẶC TÍNH CỦA NGŨ HÀNH
Ngoài việc hiểu ngũ hành là gì thì chúng ta cần biết thêm những đặc tính của nó như: lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng. Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó cứ tồn tại mãi theo không gian và thời gian, nó là nền tảng là động lực để vũ trụ vận động và vạn vật được sinh thành.
- Lưu hành nghĩa là 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong vạn vật trong không gian và thời gian. Ví như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy mọi thứ nó đi qua.
- Luân chuyển nghĩa là 5 vật chất luân chuyển tự nhiên ví như hành mộc cây sẽ từ bé mà lớn lên.
- Biến đổi nghĩa là 5 vật chất sẽ biến đổi ví như lửa đốt cháy mộc hóa thành than, hay mộc lớn lên có thể lấy gỗ làm nhà, hay kim trong lòng đất được khai thác và chế biến thành công cụ có ích....
SƠ LƯỢC VỀ MÀU SẮC TRONG CUỘC SỐNG VÀ TRONG NGŨ HÀNH
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng chính là màu sắc phù hợp với nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Đã có từ rất lâu đời và không thể tách rời với con người phương Đông chúng ta đó là Ngũ Hành trong phong thuỷ.
Màu sắc trong phong thuỷ chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà.
Ý NGHĨA 5 NHÓM MÀU SẮC VÀ SỰ TƯƠNG SINH TƯƠNG KHẮC TRONG NGŨ HÀNH PHONG THỦY
1. Kim (Kim Loại):
Gồm màu sáng và những sắc ánh kim.
Bạn mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ.
Người mệnh Kim hợp màu nâu xám, vàng đậm hoặc bạc, trắng
- Màu xám: Với người mệnh Kim, màu xám tốt cho cung Tử Tức (con cháu) và Quý Nhân hoặc Quan Lộc.
Màu xám bạc, tươi sáng, mang đến vẻ đẹp, sự sạch sẽ .Tinh tế, rõ nét, sâu sắc là những điểm nổi bật trong tính cách những người mệnh Kim. Và màu xám là màu thể hiện đầy đủ những tính cách ấy.
- Màu vàng: Màu vàng được xem là màu tương sinh của người mạng Kim, vì Thổ (màu vàng) sinh Kim.
- Màu trắng: Trắng là màu thuần khiết và trong sáng, là màu của sự hoàn thiện, sự dung hòa của các màu trong cuộc sống. Màu trắng được xem là màu bản mệnh của mệnh Kim, nó thể hiện được sự lôi cuốn kì lạ, đặc biệt với việc khơi dậy những nguồn năng lượng trong phong thủy.
Nếu bạn thuộc mệnh Kim, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu hồng, màu đỏ, vì những màu này ứng với hành Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim.
Nhâm Thân – 1932, Ất Mùi – 1955, Giáp Tý – 1984, Quý Dậu – 1933, Nhâm Dần – 1962, Ất Sửu – 1985, Canh Thìn – 1940, Quý Mão – 1963, Tân Tỵ – 1941, Canh Tuất – 1970, Giáp Ngọ – 1954, Tân Hợi – 1971
2. Mộc (cây cỏ):
Màu xanh, màu lục.
Bạn mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc).
Luôn tươi tắn, khoẻ khoắn, những yếu tố phong thuỷ Mộc luôn đem đến những nguồn năng lượng mới đến cho sức khoẻ, sự sống và sự sinh trưởng. Trong những quan niệm cổ về phong thuỷ, Mộc đem đến những phương cách hỗ trợ cho sự giàu có và thịnh vượng.
Người mệnh Mộc hợp với màu của mẹ Thủy, là màu đen, màu xám, màu xanh nước biển.màu nâu. Điển hình là màu nâu. Màu nâu là màu của gỗ, một yếu tố đại diện rõ ràng cho Mộc.
- Màu xanh lá: Tốt thứ nhì là được hòa hợp: Mộc với Mộc, nhiều cây sẽ là rừng xanh lá.
Xanh lá là màu rất tốt cho mệnh Mộc, mang đến cảm giác thư thái trong lành, là tượng trưng cho khởi đầu mới, ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, đẩy lùi lo lắng và lấy lại cân bằng. Màu xanh còn chỉ cây rừng và cũng là màu tượng trưng cho mùa xuân, hy vọng. Khi dùng màu xanh lá, tốt hơn cả là kết hợp nhiều sắc thái màu khác nhau để đem đến được hiệu quả lớn nhất.
Có rất nhiều sắc xanh lá khác nhau mà bạn có thể lựa chọn để trang trí cho không gian sống của bạn hay trang trí cho bản thân bạn bằng những viên đá quý: ngọc lục bảo, đá peridot, đá aventurine, và ngọc cẩm thạch,…
- Màu nâu: Màu nâu tốt cho các cung: Cung Gia Đạo, Cung Tài Lộc và Cung Danh Vọng. Màu nâu được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây khi nói tới mệnh Mộc.
Màu nâu nuôi dưỡng những nguồn năng lượng, là gam màu đậm đà khi liên tưởng tới sôcôla, cà phê ,màu của gỗ gụ, màu đá quý như đá thiên thạch, đá mã não xám…Ngoài ra, do Thủy sinh Mộc, vì thế bạn có thể dùng màu nâu socola kết hợp với xanh lơ.
Tuy nhiên một không gian có quá nhiều màu nâu rất có thể sẽ khiến bạn mất dần đi những tham vọng và mục đích hướng tới trong cuộc sống. Vì vậy, nên chú ý cân bằng tỉ lệ của màu nâu với những màu khác nơi sinh sống, nơi làm việc cũng như trang sức đá quý trên người bạn.
Màu trắng, bạc, kem thuộc hành Kim, khắc phá mệnh cung hành Mộc, xấu. Bạn mệnh mộc không nên sơn nhà màu trắng hay mang trên mình các loại trang sức như đá thạch anh trắng, thạch anh pha lê, mã não ghi, mã não trắng, sapphire trắng…
Nhâm Ngọ – 1942, Kỷ Hợi – 1959, Mậu Thìn – 1988, Quý Mùi – 1943, Nhâm Tý – 1972, Kỷ Tỵ – 1989, Canh Dần – 1950, Quý Sửu – 1973, Tân Mão – 1951, Canh Thân – 1980, Mậu Tuất – 1958, Tân Dậu – 1981
3. Thủy (Nước):
Màu xanh biển sẫm, màu đen. Bạn mệnh Thủy nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ).
Thủy biểu trưng cho sự dịu dàng. Người có hành Thủy hầu hết dùng cách tiếp cận gián tiếp để đạt mục tiêu. Mặc dù có sức mạnh tàn phá (chẳng hạn những trận lũ lịch sử), nhưng Nước vẫn có một vẻ đẹp tuyệt vời khi nó nhẹ nhàng chảy bên dưới những chướng ngại vật.
- Màu đen: Màu đen luôn thể hiện sự huyền bí, đại diện cho nguồn năng lượng kì ảo và sự tinh tế. Nó cũng đem đến sức mạnh và sự bảo vệ an toàn. Màu đen là màu của đêm, của vùng nước sâu thẳm và lòng đất bao la. Màu đen mang lại sự sâu lắng, sức mạnh và sự phân định rõ ràng ranh giới cho không gian nhà bạn, nó cũng là màu đem lại sự an toàn, bảo vệ cho gia chủ.
- Xanh da trời: Xanh da trời thể hiện sự long lanh và nguy nga trong các yếu tố về màu sắc. Có nhiều sắc xanh từ xanh nhẹ của nước đến màu xanh của biển và sâu hơn là màu xanh đậm nét của đá quý. Trong phong thủy, màu xanh mang đến sự sảng khoái và tươi trẻ.
Màu xanh thiên thanh trong phong thủy thích hợp với cung Gia Đạo và cung Tài Lộc. Màu xanh sáng tốt cho việc phát triển và mở rộng của cải, trong khi màu xanh sậm gợi lên nguồn năng lượng của sự điềm tĩnh và sâu lắng.
Không nên dùng màu nâu, vàng, đỏ thuộc hành Thổ và hành Hỏa.
Bính Tý – 1936, Quý Tỵ – 1953, Nhâm Tuất – 1982, Đinh Sửu – 1937, Bính Ngọ – 1966, Quý Hợi – 1983, Giáp thân – 1944, Đinh Mùi – 1967, Ất Dậu – 1945, Giáp Dần – 1974, Nhân Thìn – 1952, Ất Mão – 1975
4. Hỏa (Lửa):
Màu đỏ, màu tím.
Bạn mệnh Hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hỏa).
Mỗi chúng ta đều có sở thích tính cách khác nhau và việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng chính là màu sắc phù hợp với nguyên lý ngũ hành tương sinh, tương khắc đã có từ rất lâu đời và không thể tách rời với con người phương Đông chúng ta đó là ngũ hành trong phong thuỷ.
Mệnh Hỏa biểu trưng cho hành động (tức thời) và đam mê. Khi bạn đã quyết định chọn làm điều gì mà không mất nhiều thời gian, bạn hành động ngay tức khắc. Tuy nhiên, đôi lúc, tính hấp tấp, vội vã thường khiến bạn không phối hợp với những người cũng có trách nhiệm trong công việc.
- Màu xanh lá: Màu hợp nhất cho người mệnh Hỏa là các màu thuộc hành Mộc: xanh lá cây, xanh da trời. Gỗ cháy sinh ngọn lửa, nghĩa là Mộc sinh Hỏa. Chính vì vậy, có màu xanh lá cây, xanh da trời là màu lý tưởng mà người mệnh Hỏa nên dùng. Màu xanh nhẹ nhàng bạn có thể dễ dàng kết hợp hơn đối với ngôi nhà của bạn, đối với trang sức cho bạn như ngọc lục bảo, đá peridot.
- Màu da cam: Màu da cam thường được gọi là màu “xã hội” bởi nó kiến tạo nên những năng lượng giúp bạn thoải mái. Theo các cung trên sơ đồ bát quái, màu da cam là màu rất tốt cho cung danh vọng và cung tình duyên.
Ngoài ra, những màu như Tím, Hồng, Vàng đậm cũng là màu hợp với mệnh Hoả. Trong thuyết phong thủy Mộc sinh Hỏa. Vì vậy những màu sắc tương sinh như màu xanh lá cây, hay màu gỗ cũng là màu hợp rất với người mệnh Hỏa. Tại các khu xông hơi và spa màu gỗ và xanh lá cây cũng được nhiều đơn vị lựa chọn.
- Màu đỏ: Màu đỏ là màu sắc mang nguồn năng lượng mới, nguồn sức mạnh tuyệt vời cho người thuộc Hoả. Nó biểu tượng cho sự bùng cháy, sáng tạo mới mẻ, cũng có thể tượng trưng cho sự phá phách và huỷ hoại, thiêu rụi.
Nhắc tới lửa, đó là nhắc nguồn năng lượng cảm giác như vô tận, năng lượng của mặt trời và sự tồn tại của sự sống. Sự cân bằng yếu tố Hoả trong nhà sẽ giúp bạn duy trì sự phấn khích, niềm vui trong các mối quan hệ vợ chồng.
Sức mạnh của màu đỏ là sức mạnh của việc đánh thức những đam mê, giàu có. Màu đỏ là sự may mắn, hạnh phúc trong truyền thống của nhiều quốc gia, là biểu tượng của tình yêu và lãng mạn trong đám cưới của người Ấn Độ, là can đảm và nhiệt huyết đối với người phương Tây.
Màu đỏ sử dụng theo hướng Nam sẽ mang đến tiền tài và danh vọng.
Màu đen, xám, xanh biển sẫm, thuộc hành Thủy, khắc phá hành Hỏa của mệnh cung, xấu.
Giáp Tuất – 1934, Đinh Dậu – 1957, Bính Dần – 1986, Ất Hợi – 1935, Giáp Thìn – 1964, Đinh Mão – 1987, Mậu Tý – 1948, Ất Tỵ – 1965, Kỷ Sửu – 1949, Mậu Ngọ – 1978, Bính Thân – 1956, Kỷ Mùi – 1979
5. Thổ (Đất):
Màu nâu, vàng, cam.
Bạn mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hỏa sinh Thổ).
Nếu bạn là mệnh thổ thì bạn không được nhiều người biết đến bởi bản tính khiêm tốn, giản dị, không phô trương. Những phẩm chất đó cùng với bản lĩnh vững vàng lại khiến cho mọi người đánh giá cao về bạn. Bạn còn là người đem lại sự hòa hợp giữa các thành viên trong nhóm một cách lặng lẽ, âm thầm, nhờ sự khôn khéo trong cư xử, vốn là một đặc tính của hành Thổ.
Người thuộc mệnh Thổ là người thực tế nhất. Cuộc sống hằng ngày, đối với bạn, không chỉ đơn giản là việc gì đến sẽ đến, nhưng luôn được lên kế hoạch với những suy tính như điều gì cần phải làm và cách nào là tốt nhất.
- Màu vàng nâu: Đây là màu của mệnh Thổ, màu gắn liền với đất, nó đại diện cho sự ổn định, làm cho chúng ta cảm thấy an toàn, được bảo vệ. Mặc dù màu nâu không phải là màu nổi bật, nhưng đó là màu giúp bạn luôn thư thái, dễ chịu mỗi khi tiếp xúc. Đá quý màu nâu sáng nó đem lại sự nhẹ nhàng trong cá tính của bạn.
- Màu vàng nhạt: Màu vàng giúp tăng tinh thần, mang đến sự thoải mái. Giống như mặt trời, màu vàng là trao ban sự sống và năng lượng. Sử dụng nó bất cứ nơi nào bạn muốn nâng tinh thần của bạn hoặc tìm thấy rõ ràng. Màu vàng được kết hợp với năng lượng trái đất, đại diện cho mẹ trái đất, nó cũng tạo ra một cảm giác ổn định và nuôi dưỡng.
- Màu của mệnh Hỏa: Hỏa sẽ sinh ra Thổ. Vì vậy, người mệnh cung Thổ hợp với màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím sẽ tạo ra sự tương sinh cho người mệnh Thổ. Đối với trang sức bạn có thể sử dụng đá ruby, đá tourmaline hồng, đá granet, đá spinel, thạch anh hồng, thạch anh tím, mã não đỏ,…
Xanh lục, xanh da trời thuộc hành Mộc, khắc phá mệnh cung hành Thổ, xấu.
Mậu Dần – 1938, Tân Sửu – 1961, Canh Ngọ – 1990, Kỷ Mão – 1939, Mậu Thân – 1968, Tân Mùi – 1991, Bính Tuất – 1946, Kỷ Dậu – 1969, Đinh Hợi – 1947, Bính Thìn – 1976, Canh Tý – 1960, Đinh Tỵ – 1977
NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC
Quy luật tương sinh, tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của vạn vật. Hai yếu tố này không tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật.
1. Luật Tương Sinh:
Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luât ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:
+ Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
+ Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
+ Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
+ Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
+ Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
2. Luật Tương Khắc:
Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:
+ Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
+ Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
+ Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
+ Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
+ Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Có thể nói rằng, tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh-khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.
NGŨ HÀNH PHẢN SINH VÀ NGŨ HÀNH PHẢN KHẮC
Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.
- Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.
- Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.
- Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Thì Hỏa sẽ gây hại.
- Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều Thì Mộc bị cuốn trôi.
- Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.
Nguyên lý của ngũ hành phản khắc:
- Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy
- Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
- Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.
- Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
- Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.
Có thể nói rằng, ngũ hàng không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Biết rõ được các mối quan hệ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.
Tương sinh, tương khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy. Do đó, với cách chọn lựa màu sắc trong ngũ hành hợp với mệnh của bạn được way.com.vn giới thiệu trên đây ắt hẳn sẽ giúp các bạn có được sự những phương án tốt để có được những món đồ vừa đẹp vừa đem lại sự may mắn cát tường cho bạn đọc đó.
Mr. Tấn Phát
Tự thiết kế nội thất phòng khách thật sự mang lại dấu ấn cho ngôi nhà của bạn. Điều này khiến căn nhà của bạn trở nên đẹp, sang trọng theo phong cách riêng và cũng có thể giúp bạn tiết kiệm phần nào chi phí thiết kế. Nhưng cũng chính vì vậy không ít người đã phạm phải những sai lầm lãng nhách này khi thiết kế.
Phong cách Á Đông là lối thiết kế dung hòa giữa nền văn hóa của các nước thuộc khu vực phía Đông Châu Á mang đậm bản sắc dân tộc. Vì vậy các thiết kế nội thất phong cách Á Đông sẽ giúp bạn cảm nhận được một cái gì đó đậm chất truyền thống hơn. Một vẻ đẹp tách biệt với phương Tây hiện đại.
Từ bàn thờ của Phật, bàn thờ Gia Tiên cho đến bàn thờ thần Tài, ông Địa đều không thể thiếu bình hoa thơm ngát. Theo quan niệm của người xưa, bình hoa dâng cúng bàn thờ là nơi tập trung nhiều linh khí tốt đẹp của đất trời. Chính vì thế, bình hoa không chỉ tăng thêm sắc đẹp cho bàn thờ mà còn mang đến ý nghĩa tâm linh sâu sắc, giúp gia chủ thể hiện sự tri ân và tưởng nhớ đến những người đã qua đời.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ngày càng đề cao tinh thần bảo vệ môi trường, từ đó mà Phong cách Eco được ra đời trong thiết kế nội thất để mang lại một phong cách xanh hay không gian xanh vào bên trong ngôi nhà, nơi làm việc của bạn
Theo các chuyên gia phong thủy, mỗi người sẽ có cuộc sống vận mệnh gắn liền với những con số khác nhau tùy vào từng tuổi. Có những con số sẽ mang lại nhiều may mắn cho cuộc sống của bạn và cũng có những con số mang đến những điềm xui xẻo.
Mỗi người được sinh ra với từng đặc điểm trên cơ thể không giống nhau, những đặc điểm ấy vừa có tác dụng để nhận diện người này với người kia, đồng thời nó cũng cho ta biết được vận mệnh của một người sẽ như thế nào. Theo nhân tướng học, đôi tai chính là một trong những đặc điểm mà ta có thể dựa vào đó để nhìn thấy một vài khía cạnh nào đó trong cuộc sống của một người.
Trong nhân tướng học, dựa vào tướng mạo, hình dáng và nhiều đặc điểm khác trên cơ thể con người ta có thể luận đoán được phần nào tính tình, cốt cách, phẩm chất cũng như dự báo trước số phận sung túc, hạnh phúc, giàu sang hay nghèo khổ, túng thiếu của họ.
Chân lý chính là sự thật của cuộc sống, nó luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian . Nó giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu hay làm một thứ gì và nếu áp dụng thành thạo Chân lý vào đời sống hiện thực thì sẽ rất hữu ích cho chúng ta. Thật ra chân lý đôi khi chỉ là những điều rất đơn giản và gần gủi, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu.
Người xưa từng có câu nói rất nổi tiếng rằng “phúc hay họa đều từ miệng mà ra”. Điều này ngoài ý nghĩa là mọi phúc hay họa đều có thể do một người lựa chọn nói những điều gì với người xung quanh. Ngoài ra, nó còn thể hiện rằng, đôi môi, cái miệng còn có thể suy đoán được vận mệnh, tướng số của mỗi người. Xem tướng môi đàn ông là một cách có thể phán đoán khá chính xác được phần nào tính cách, vận mệnh của một người và giúp bạn hiểu xem người đó chung thủy hay lăng nhăng trong tình cảm.