Vậy điều kiện và thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư khi chưa có sổ hồng như thế nào ? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của | way.com.vn để hiểu rõ hơn nhé.
Theo khoản 4 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho người mua thì chủ đầu tư phải làm thủ tục để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, trừ trường hợp bên mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận. Nếu muốn bán nhà chung cư chưa có sổ hồng thì người bán bắt buộc phải có biên bản bàn giao căn hộ và hợp đồng mua bán với chủ đầu tư. Khi đó, chung cư chưa có sổ sẽ được sang nhượng theo hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán. (Khoản 2 Điều 123 Luật nhà ở 2014).
Bộ xây dựng ban hành Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn cụ thể về việc chuyển nhượng nhà chung cư khi chưa được cấp sổ hồng tại Chương V
1. Điều kiện chuyển nhượng:
Theo khoản 2 Điều 123 Luật Nhà ở năm 2014 được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 32 Thông tư 19/2016/TT-BXD, điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại như sau:
+ Tổ chức, cá nhân mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở.
+ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Về hình thức mua bán:
Theo khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở năm 2014, việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở.
2. Quy định chuyển nhượng căn hộ chưa có sổ hồng
Chuyển nhượng căn hộ chung cư khi chưa có sổ hồng thực chất là giao dịch chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai. Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, việc chuyển nhượng này được quy định như sau:
Bên mua, bên thuê mua có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán,
thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua chưa được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được lập thành văn bản, có xác nhận của chủ đầu tư vào văn bản chuyển nhượng.
Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên mua, bên thuê mua nhà ở với chủ đầu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên trong việc chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng.
Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Thủ tục thực hiện chuyển nhượng chung cư chưa có sổ hồng
Bước 1: Lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
Văn bản này sẽ có ba bên tham gia, gồm bên chuyển nhượng, chủ đầu tư và bên nhận chuyển nhượng. Trong văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư sẽ thỏa thuận các vấn đề:
+ Thông tin về bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;
+ Giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Và các quy định khác.
Sau đó các bên sẽ thực hiện công chứng nội dung hợp đồng này.
Bước 2: Kê khai, nộp các khoản lệ phí, thuế liên quan
Thu nhập từ chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư được xác định là thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Do đó, sau khi hai bên hoàn thành việc công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư, bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng sẽ thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ theo quy định.
Bước 3: Xin xác nhận của chủ đầu tư vào văn bản đã công chứng
Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ liên quan đến chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư đã được công chứng và bàn giao lại cho bên nộp hồ sơ.
Bước 4: Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận, ngoài các giấy tờ theo quy định của pháp luật về đất đai, bên đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải nộp thêm cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng đã có xác nhận của chủ đầu tư.
Như vậy, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải cùng thực hiện các bước nêu trên với chủ đầu tư thì việc sang tên sổ hồng mới được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền lợi.
Trên đây là những điều cần biết về điều kiện, thủ tục và quy định khi chuyển nhượng chung cư khi không có sổ hồng. Hy vọng rằng khi tham khảo bài viết này của chúng tôi nó sẽ giúp ích cho các bạn nhé. Chúc các bạn thành công !.
Danh Trường
Ủy thác nhập khẩu là việc một công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ký kết hợp đồng ủy thác cho một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu. Hay nói cách khác, đây là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện.
Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.
Trong quá trình mua bán đất và các tài sản gắn liền với đất, việc soạn thảo hợp đồng là điều vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp lý đối với những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà hai bên mua - bán phải thực hiện.
Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng lao động là một trong những văn bản quan trọng nhất thể hiện những thỏa thuận hợp pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Hợp đồng mua bán nhà là một văn bản rất quan trọng – vì nhà cửa luôn là tài sản lớn của cả một đời người.